Chắc hẳn một số du khách lần đầu tiên đến Nhật sẽ cảm thấy lạ và tò mò về những chiếc mặt nạ ngỗ nghĩnh cũng như kỳ quái ở xứ sở mặt trời mọc này. Ngoài ra, tại các khu đô thị đông đúc người qua lại, người ta thường mang những chiếc khẩu trang y tế khi bị cảm lạnh hoặc dị ứng virus, thời tiết. Tuy lý do là như vậy, nhưng thực tế, người ta thường đeo khẩu trang vì sự riêng tư nhiều hơn. Người Nhật rất ngại việc bị người khác nhìn vào hay soi mói khuôn mặt cũng như phong cách ăn mặc của họ khi đi lại trên đường phố đông đúc. Ngoài việc đeo khẩu trang y tế như hiện nay, đất nước mặt trời mọc đã rất nổi tiếng với những chiếc mặt nạ truyền thống phong phú đi vào lịch sử nước Nhật.
Trước ngày đầu tiên của năm mới, rất nhiều người đến thăm đền Yasaka ở Kyoto để cầu nguyện cho một năm mới với nhiều sức khỏe và mọi điều tốt lành. Okera-Mairi là lễ hội truyền thống ngày Tết được tổ chức vào khoảng thời gian từ 7 giờ tối của ngày 31 tháng 12 đến 5 giờ sáng của ngày 1 tháng giêng. Okera-Mairi còn có một cái tên gọi khác là Lễ hội Đốt Lửa Thiêng. Đây được xem là một tài sản văn hóa quan trọng của Kyoto.
Mùa xuân của Nhật khoảng 3 tháng, thường từ khoảng tháng 3 ~ tháng 5, còn được gọi là mùa hoa anh đào, với không khí lành lạnh còn sót lại từ mùa đông. Lúc này đây, trên khắp các nẻo đường, con phố, cả nông thôn và thành thị, đâu đâu cũng bừng sáng một màu hoa anh đào đẹp đến nao lòng bất cứ người nào.
Đôi đũa từ lâu đã trở thành một vật dụng quen thuộc không thể thiếu trong các bữa ăn của người châu Á. Riêng đối với người Nhật, đôi đũa còn là một phần văn hóa trong nét ẩm thực độc đáo.
Trong từ vựng ẩm thực Nhật Bản có cụm từ "Gyojishoku", dùng để chỉ những món ăn được thết đãi trong các sự kiện truyền thống. Đối với dân tộc gốc nông nghiệp như Nhật Bản, sự chuyển đổi thời tiết là cột mốc quan trọng để đánh dấu các vụ mùa, do đó họ thường tổ chức các lễ hội và dâng lên thần linh những món ăn tận dụng nguyên liệu tươi ngon vừa thu hoạch được. Ngoài ra giai đoạn giao mùa cũng là lúc sức khỏe dễ bị suy nhược, nên mọi người cần phải nghỉ ngơi và bồi bổ cơ thể bằng những món ăn ngon nhất để có thể trải qua một mùa mới tốt đẹp và khỏe mạnh. Chính vì lẽ đó mà Gyojishoku có thể được xem như sự phản ánh trí tuệ ẩm thực của người Nhật.
Mỗi mùa xuân về, hàng ngàn du khách khắp nơi trên thế giới kéo về Nhật Bản - xứ sở của hoa anh đào để chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của loài hoa này. Nhưng ngoài vẻ đẹp đó, hoa anh đào còn có nhiều ý nghĩa thiêng liêng được xem là biểu tượng cho quốc hoa xứ Phù Tang. Người Nhật có một câu nói bất hủ: “Nếu là hoa, xin là hoa anh đào. Nếu là người, xin là võ sĩ đạo”. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của loài hoa này để hiểu vì sao nó trở thành một biểu tượng của tinh thần, sức mạnh Nhật Bản nhé.
Đất nước Nhật Bản không chỉ thu hút du khách bởi cảnh sắc tuyệt đẹp mà còn bởi các loại hình lễ hội đặc sắc, thú vị. Đối với người dân xứ sở mặt trời mọc, các dịp lễ hội chính là thời điểm để mọi người được vui chơi hay hơn nữa chính là dịp để họ thưởng thức những nét đẹp văn, truyền thống dân tộc. Ngoài Lễ hội ngắm hoa anh đào được tổ chức vào mùa xuân thì còn có một lễ hội rất được mọi người mong chờ đó chính là Lễ hội tuyết "Yuki Matsuri".
Cũng giống với nhiều nước trên thế giới vào mỗi dịp năm mới ở đất nước Nhật Bản sẽ diễn ra lễ đón mừng năm mới, với mong muốn một năm mới nhiều may mắn và tốt lành. Trước đây, Nhật Bản đón năm mới theo âm lịch giống Việt nam và Trung Quốc, nhưng từ nhiều năm trở lại đây, người Nhật đón năm mới theo tết Dương lịch.
Geisha và Maiko được xem là đỉnh cao của sự nữ tính trong truyền thống Nhật Bản. Geisha (nghệ giả), gọi theo ngôn ngữ Kansai là Geiko hoặc Geiki (nghệ sĩ) và Maiko (vũ kĩ) là những cô gái được đào tạo khả năng múa hát, chơi nhạc cụ truyền thống như đàn Shamisen, đàn Koto, đặc biệt là cách nói chuyện và dẫn dắt câu chuyện trong các buổi tiệc của giới thượng lưu. Kể cả khi đặt chân đến Nhật Bản nhiều lần, bạn cũng sẽ không dễ dàng được diện kiến một Geisha thực thụ, bởi họ rất ít xuất hiện ngoài phố và không sử dụng các phương tiện công cộng.
Bất kể bạn đi du lịch nơi đâu, tâm lý của mọi người thường hay chọn mua những đồ vật lưu niệm đặc trưng của nơi mình đi du lịch đó để mang về làm quà cho gia đình, người thân hay bạn bè. Khi du lịch Nhật Bản - đến với một đất nước mang đậm nét truyền thống đặc trưng, nên việc lựa chọn một món quà lưu niệm có ý nghĩa giá trị văn hóa đem về làm quà chắc chắn sẽ là kỷ niệm và trải nghiệm khó quên của bạn đấy.
Teppanyaki - không chỉ thưởng thức được hương vị mà còn mãn nhãn qua đôi bàn tay điêu luyện của các đầu bếp Nhật Bản. Người ta thường nói rằng :"Nấu ăn là 1 nghệ thuật, mà người đầu bếp cũng là 1 nghệ sỹ". Điều này quả không sai với những đầu bếp chế biến những món áp chảo bằng Teppanyaki.
Mỗi quốc gia đều có những hình ảnh biểu tượng cho đặc trưng cho nền văn hóa nước đó. Nga là một quốc gia nổi tiếng có nhiều biểu tượng truyền thông ấn tượng và độc đáo như Búp bê Matrioshka, ủng dạ, bát đĩa gỗ truyền thống, đàn balalaika...
Ẩm thực Nga được xem như là một trong những truyền thống ẩm thực độc đáo và đa dạng trên thế giới. Trong quá khứ hình thành, ẩm thực Nga bị ảnh hưởng lớn nhất từ các điều kiện địa lý tự nhiên. Số lượng sông, hồ, rừng rất lớn đã lớn đã tạo điều kiện xuất hiện trong ẩm thực Nga một lượng lớn các món ăn từ cá, thịt rừng, nấm và quả rừng. Lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và kê cung cấp thành phần cho nhiều loại bánh mì, ngũ cốc, bia và rượu vodka.
Đài Loan không chỉ thu hút du khách nước ngoài bởi nét đẹp thiên nhiên và văn hóa đặc trưng, Nơi đây còn hấp dẫn bởi nghệ thuật ẩm thực phong phú và đặc sắc, có thể làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất. Nếu bạn có dịp đến du lịch Đài Loan, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món ăn ngon và nổi tiếng của hòn đảo xinh đẹp này nhé.
Yên là đơn vị tiền tệ của Nhật Bản (tiếng Nhật viết là 円 (En) ký hiệu là ¥, và có mã là JPY trong bảng tiêu chuẩn ISO 4217. Yên trở thành đơn vị tiền tệ của Nhật Bản từ ngày 27/6/1871. Tiền Nhật được chia làm 2 loại là tiền xu và tiền giấy.
“Cha no yu” là một nghi thức pha trà trong trà đạo của Nhật Bản, và còn được gọi là “chiếc hộp văn hóa truyền thống của Nhật Bản”, với nghệ thuật gốm sứ, tranh khảm, tre trúc trong trà cụ, cho đến nghệ thuật ẩm thực trong những chiếc bánh Wagashi được dùng khi uống trà, và cả những giá trị văn hóa trong không gian trà thất cùng với bộ Kimono của người pha trà, tất cả đã tạo nên nét văn hóa rất riêng trong trà đạo Nhật Bản.